Truyền Bá Phúc Âm Xưa Và Nay – Phần 66
Đừng dập tắt Đức Thánh Linh
Mạng lịnh nầy được truyền cho các tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca trong một văn mạch mà Phao-lô đang thảo luận về ơn nói tiên tri. Ông thúc giục họ đừng dập tắt Đức Thánh Linh bằng việc xem thường những thể hiện về ân tứ tiên tri như vậy. Có nhiều hệ phái và Hội Thánh đã sợ hãi một cách thiếu khôn ngoan nếu có người nói một lời tiên tri trong buổi nhóm của họ. Đồng ý rằng một việc như vậy sẽ không bao giờ cho phép làm xáo trộn sự thờ phượng trở lại. Tuy nhiên, trong thế kỷ đầu tiên, các tiên tri chỉ được xem là hơi kém cao trọng hơn các sứ đồ một chút, bởi vì qua họ Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài một cách trực tiếp cho hội chúng, để họ được khích lệ hoặc hướng dẫn.
Chắc chắn là lời tiên tri phải được xem xét kỹ lưỡng. Phao-lô đã thấy rõ hậu quả của việc sử dụng sai lầm có thể đem lại; nhưng ông không nghĩ rằng chuyện lạm dụng đó dẫn đến việc buộc phải loại bỏ cách sử dụng đúng đắn. Ông đã đề cập trong I Cô-rinh-tô 14:1-40 một số hướng dẫn khôn ngoan để điều hành và thử nghiệm việc nói tiên tri: Chỉ nên có hai hoặc ba người nói tiên tri trong một buổi nhóm mà thôi. Nói tiên tri càng dài thì càng ít có khà năng xuất phát từ Đức Chúa Trời. Mọi việc phải được thực hiện có trật tự, và tôn kính Đức Chúa Trời. Và có lẽ điểm quan trọng hơn hết đó là: “còn những người khác thì suy xét” (I Cô-rinh-tô 14:29). Khi Đức Chúa Trời thực sự phán qua một tiên tri thì toàn thể hội chúng đều cảm nhận được sự đúng đắn và thẩm quyền của lời tiên tri đó.
Nhưng khi tất cả mọi người được nói, tôi cảm thấy có một sự ngần ngại trong nhiều thành phần của Hội Thánh Chúa (và đây không phải là những thành phần đặc trưng nhất qua cuộc đời năng động của họ) để chấp nhận cái khả năng rằng Đức Chúa Trời có thể dùng những ân tứ Thánh Linh như những điều đã được liệt kê trong I Cô-rinh-tô 12:8-10 hay trong Rô-ma 12:6 trở đi. Ơn cứu giúp, ơn quản trị thì tốt nhưng đừng có ơn chữa bịnh, nói tiếng lạ, nói tiên tri hay là đuổi quỉ. Điều quan trọng đó là cần nhận biết rằng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta không chỉ những ân tứ về tâm tính – như chúng ta đọc trong Ga-la-ti 5:22 – nhưng còn ban cho những ân tứ đầy quyền năng nữa, là những điều mà chúng ta đã khước từ, phải trả giá cho chính mình. Phao-lô, người đã viết Ga-la-ti Chương 5, cũng là người đã viết I Cô-rinh-tô 12:1-31. Phước thay cho Hội Thánh nào biết trông đợi cả ân phước cùng ân tứ từ Đức Thánh Linh, và biết đón nhận cả hai y như nhau.
Đừng làm buồn Đức Thánh Linh
Đó chính là mạng lịnh Phao-lô truyền cho các tín hữu tại Ê-phê-sô (Ê-phê-sô 4:30), trong một văn mạch cho thấy ông đang nghĩ đến những tội lỗi đặc biệt trong Hội Thánh của họ và trong những đời sống cá nhân – và những điều đó đang làm tổn thương Đức Thánh Linh. Bởi vì Đức Thánh Linh giống như một người yêu, dễ bị tổn thương, nếu như tại Ê-phê-sô có những mối liên hệ xấu giữa vợ chồng, những cách ăn ở hung ác và những lời cay đắng, những ngón tay quen trộm cắp, thiếu lòng nhân từ, những lời nói tục tĩu. Qua những cách như vậy, chúng ta dễ dàng làm buồn lòng Đức Thánh Linh và cướp mất khỏi chúng ta quyền năng và hành động khoan nhân của Ngài trong đời sống của chúng ta.
Chúng ta dễ dàng làm thương tổn Đức Thánh Linh bằng cách đoán xét những người tin Chúa khác. Hãy lấy một ví dụ cụ thể. Một trong những đặc điểm nhỏ trong sự thờ phượng giữa vòng những người thích được gọi là “có ân tứ”, đó là thói quen đưa tay cao lên trong lúc thờ phượng. Đôi khi tôi đã làm như vậy. Đó là một hành động biểu hiện có từ xưa, thường được dùng không chỉ ở trong thời Tân Ước (I Ti-mô-thê 2:8) nhưng cũng trong Hội Thánh về sau nữa. Tự điều này thì không có gì là quan trọng, nhưng có một số người tin Chúa bám chặt vào đó một cách cuồng nhiệt, mặc dù một số khác cảm thấy khó chịu. Còn những Cơ Đốc nhân khác thì hơi căng về điều đó; họ nói: “chủ nghĩa xúc cảm!”
Vâng! Hầu hết chúng ta đều đã đi một chặng đường khá xa trước khi chúng ta bày tỏ bất kỳ cảm xúc nào trong tín ngưỡng của mình. Hãy để mặc việc nhận lỗi về sự cáo buộc đang chơi trò cảm xúc ở đó! Nhưng mỗi khi có một bất đồng về những việc tương tự như vậy, chúng ta phải noi theo những hướng dẫn của Rô-ma Chương 14. Tại đó chúng ta đọc về một số người hiểu biết, vẫn ăn thịt dầu cho thịt đó đã được cúng cho thần tượng; một số khác nhạy cảm với việc giữ thanh sạch khỏi mọi vết tích của sự thờ hình tượng nên họ tránh ăn thịt. Một số người đã giữ một ngày đặc biệt cho Chúa một cách thật tỉ mỉ; trong khi đó một số khác tin chắc nơi sự tự do trong Chúa, đã xem mọi ngày đều như nhau. Những Cơ Đốc nhân khác biệt nhau về những vấn đề nầy đã không chỉ trích hoặc chống báng nhau. “Ngươi là ai mà dám đoán xét tôi tớ của người khác? – Nó đứng hay ngã đó là việc của chủ nó, nhưng nó sẽ đứng, vì Chúa có quyền cho nó đứng vững vàng”; và Phao-lô đã kết luận phần tranh luận nầy bằng việc nêu ra rằng mỗi người sẽ phải khai trình về chính mình – chứ không phải về đồng bạn của mình – cho Đức Chúa Trời (Rô-ma 14:1-12).
Chính khi chúng ta bắt đầu đoán xét người khác, chỉ trích người khác, thiết lập một giá trị tối hậu cho những lựa chọn tương đối của chúng ta, thì Đức Thánh Linh của sự yêu thương và của sự hiệp một bị tổn thương. Xin đừng làm cho Ngài đau khổ.
Bài Mới
Leave a Comment
You must be logged in to post a comment.