Thư Viện Tin Lành: Trang Nhà » Kiến Thức » Truyền Bá Phúc Âm Xưa Và Nay – Phần 39

Truyền Bá Phúc Âm Xưa Và Nay – Phần 39

Bell_Tower_Clock_01

Những nguy cơ của việc lãnh đạo

Trong những năm gần đây, một trong các phong trào Cơ Đốc phát triển nhanh nhất là mạng lưới Hội Thánh tư gia ở khắp thế giới. Đây là những tổ chức Cơ Đốc độc lập, không có liên kết với bất kỳ giáo hội chính nào, và họ chỉ liên kết một cách không chính thức, với bất kỳ tổ chức nào ở bên ngoài Hội Thánh tư gia địa phương của họ. Một phần sức mạnh của phong trào nầy là sự chăm sóc thiết thực mà các thành viên bày tỏ với nhau, không phải trong các sinh hoạt bình thường trong cuộc sống, nhưng cả trong sự tăng trưởng và phát triển tâm linh nữa.

Nhưng sự nhấn mạnh quá nhiều vào việc chăm sóc cá nhân và điều được gọi là “thẩm quyền đại diện” (được tổ chức một cách dây chuyền từ dưới đi lên thông qua vị mục sư, đến Chúa) là điều giống một cách nguy hiểm với điều mà chủ nghĩa quyền lực có thể – và đôi khi đã – làm. Khi bạn phải vâng phục “người coi sóc” của bạn một cách không chính thức, như là một cấp trên của bạn ở trong dây chuyền – như đã được gọi như vậy – và vâng phục người ấy như bạn vâng phục Chúa, thì khi ấy, đã có một điều gì đó sai trật một cách nghiêm trọng.

Một phần của giá trị của việc làm một tập thể, và một phần của giá trị của việc chia xẻ giá trị của hệ thống trưởng lão (như bạn luôn thấy trong Tân Ước), là để giữ người tin Chúa khỏi những tính khí bất thường của một cá nhân lãnh đạo. Chúng ta cần sự đa dạng ở nơi những người cai quản chúng ta ở trong Chúa; chúng ta cần họ thực hành sự lãnh đạo của họ với một sự nhạy cảm dịu dàng, để giúp chúng ta tăng trưởng như Chúa muốn chúng ta phải có, hơn là chúng ta trở thành những bản sao nhợt nhạt của một người cai trị bên trên chúng ta, ở trong Chúa.

Thư Cô-rinh-tô có đầy những lời cảnh cáo nghịch cùng những người đã lập nên một Phao-lô, một A-bô-lô, một Phi-e-rơ, thành những người hướng dẫn vô ngộ. Chúng ta không nên đánh giá quá cao những người lãnh đạo thuộc linh, nhưng chúng ta cũng không được coi thường họ.

Trong thư tín thứ nhất của mình, Phi-e-rơ đã dành một chương thật vô giá cho vấn đề nầy. Trong chương 5, ông tự đặt mình vào hàng ngũ các trưởng lão mà ông viết cho họ, không phải như một nhân vật quản trị nhưng như một trưởng lão đồng công. Cũng như họ, một mặt ông hướng về thập tự giá của Đấng Christ, một mặt ông nhìn đến sự vinh hiển đã được mặc khải. Với một cái nhìn về quá khứ – nơi cái giá mà Đấng Christ đã mua bầy chiên – và với một cái nhìn về tương lai – nơi những gì Ngài đã dành chứa cho bầy chiên – Phi-e-rơ thúc giục những “người chăn bầy bên dưới” hãy nuôi bầy với sự dịu dàng và sự chăm sóc cá nhân, như Đức Chúa Jesus đã nuôi dưỡng Phi-e-rơ. Bầy chiên: đó là trách nhiệm của họ. Họ phải chăm lo cho bầy chiên, không phải vì bổn phận phải làm nhưng vì họ muốn làm. Họ phải chăm lo cho bầy, không phải vì những gì họ có thể nhận được từ nơi bầy nhưng vì những gì họ có thể cống hiến vào trong đó. Họ phải chăm lo cho bầy, không phải như là những ông chủ nhưng là để nêu gương.

Và rồi, ông giơ cao chiếc khăn của người tôi tớ để cho họ ganh đua trong những dòng chữ hiếm hoi mà ông đã dùng trong câu 5: “phải trang sức cho mình”. Đó là lời mà Đức Chúa Jesus đã dùng trong Bữa Ăn Cuối Cùng, khi Ngài “lấy khăn vấn ngang lưng… và rửa chơn cho môn đồ”. Đó chính là phẩm chất của sự lãnh đạo đem lại những lợi ích.

 

Thư Viện Tin Lành
www.thuvientinlanh.org

Leave a Comment

You must be logged in to post a comment.

©2012-2023 by Thư Viện Tin Lành

Scroll to top