Thư Viện Tin Lành: Trang Nhà » Giảng Luận » Truyền Bá Phúc Âm Xưa Và Nay – Phần 38

Truyền Bá Phúc Âm Xưa Và Nay – Phần 38

Bible_37

Họ Thực Hiện Việc Điều Hành

Điều nầy hơi ngạc nhiên cho chúng ta. Trước hết, từ khi có cuộc Cải Chánh, trong nhiều thế kỷ, khó có Hội Thánh nào ở bên ngoài Hội Thánh Công Giáo La-mã biết việc điều hành và kỷ luật là gì. Thứ hai, thể chế dân chủ đã được chấp nhận một cách rộng rãi như là một khuôn mẫu, thực tế, là một khuôn mẫu – không những chỉ ở trong những đoàn thể chính trị nhưng cũng ở trong gia đình, trong việc kinh doanh, trong kỹ nghệ và trong giáo hội nữa – đến nỗi chúng ta có khuynh hướng nhìn hơi phiến diện vào những lãnh vực ấy của Kinh Thánh, mà chỉ hướng về một khuôn mẫu khác. Không thể hoài nghi, chúng đã chỉ về một khuôn mẫu hoàn toàn khác.

Những điều kiện cho việc lãnh đạo

Trong Kinh Thánh, dân sự của Đức Chúa Trời là một dân theo thần quyền thể chế. Họ không do một người, hoặc một số người, cai trị; cũng không tự cai trị lấy mình, nhưng do Đức Chúa Trời cai trị. Ngài thực hiện quyền lãnh đạo của Ngài thông qua nhiều phương cách khác nhau, không có phương cách nào là qui định cả. Do đó, chúng ta thấy có các tiên tri, các vua, các quan xét, các trưởng lão, các sứ đồ, các giáo sư, cùng với sự can thiệp trực tiếp của Thánh Linh Đức Chúa Trời, trong việc lãnh đạo dân sự Ngài.

Và thời Tân Ước, chúng ta thấy nhiều khuôn mẫu khác nhau của giáo hội: Hội Chúng, Trưởng Nhiệm, Giám Nhiệm, Công Giáo, tất cả đều nhận là những khuôn mẫu từ Kinh Thánh Tân Ước, đã hướng về cấu trúc điều hành riêng của giáo hội mình. Tôi không có ý định đánh giá những khuôn mẫu khác nhau nầy; tôi chỉ muốn nêu ra rằng chúng hiệu hữu. Điều khiến tôi quan tâm ở đây đó là sự kiện những Cơ Đốc nhân mới đã được ký thác cho những người có trách nhiệm coi sóc họ ở trong Chúa (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:12). Có những người chăn bên dưới ở trong bầy của Đức Chúa Trời, và những người nầy có nhiệm vụ coi sóc bầy và đại diện cho chính Chúa trong việc chăm sóc Hội Thánh (Công Vụ 20:28).

Qua hai bảng liệt kê các phẩm chất trong các Thư Tín, chúng ta thấy rõ những phẩm chất nào phải có trong những người như vậy, đó là: họ không được là người mới tin, nếu không họ có thể tự cao; họ phải có những phẩm chất đáng khen trong nếp sống cá nhân và gia đình; họ phải được hội chúng và người ngoại làm chứng tốt; và họ phải có ơn dạy dỗ (Tit 1:5-9; I Ti-mô-thê 3:1-7). Mục đích của những “trưởng lão”, “trưởng nhiệm” hoặc “người chăn” – dường như họ đã được kêu gọi – là rõ ràng. Mục đích là để gây dựng các Cơ Đốc nhân trong công tác phục vụ Đức Chúa Trời của họ (Ê-phê-sô 4:12). Nói riêng, họ được kêu gọi để giảng, dạy dỗ và có lẽ để hướng dẫn sự thờ phượng (dù không có chỗ nào trong Tân Ứớc chỉ tỏ điều nầy), và đề chăm sóc dân sự của Chúa. Sự chăm sóc nầy bao gồm việc dâng hiến cụ thể để giúp đỡ anh em trong lúc có cần (Rô-ma 16:1-2), nêu những cảnh cáo và nói những lời gây dựng (Công Vụ 20:28-32), ân cần tiếp khách (III Giăng 1:6-7) và sống một cuộc đời tin Chúa gương mẫu mà những tín hữu khác có thể noi theo (Phi-líp 4:9).

Qua những người lãnh đạo có phẩm chất nầy, các tác giả Tân Ước có thể khuyến khích tín đồ phải vâng phục Kinh Thánh, xuất phát từ lòng yêu mến Đấng Christ. Việc lưu ý về sự vâng phục đã được nhắc lại nhiều lần trong cách Phao-lô hướng dẫn Hội Thánh ương ngạnh tại Cô-rinh-tô, và trong I Tê-sa-lô-ni-ca 5:12; trong II Tê-sa-lô-ni-ca 3:10-15, và những nơi khác nữa.

Leave a Comment

You must be logged in to post a comment.

©2012-2023 by Thư Viện Tin Lành

Scroll to top