Thư Viện Tin Lành: Trang Nhà » Kiến Thức » Cầu Nguyện: Xây Dựng Mối Liên Hệ Mật Thiết Với Chúa – Phần 27

Cầu Nguyện: Xây Dựng Mối Liên Hệ Mật Thiết Với Chúa – Phần 27

 

CHƯƠNG 19

SỰ CẦU NGUYỆN GÂY ẢNH HƯỞNG

Cầu nguyện thay đổi tôi. Cầu nguyện thay đổi bạn. Cầu nguyện thay đổi mọi thứ.

Khi chúng ta cầu nguyện, không ai có thể ngăn cản sự thay đổi và ảnh hưởng diễn ra. Cho dù chúng ta đang cầu nguyện cho nhau, cho người bệnh, cho gia đình, cho mục sư và hội thánh, hoặc thậm chí cho đất nước, cầu nguyện tác động đến mọi người và mọi hoạt động.

Lời cầu nguyện kêu cầu Chúa hiện diện. khi Chúa hiện diện trong bất cứ ai hay bất cứ nơi nào, sự hiện diện của Ngài sẽ mang lại sự thay đổi.

Cầu nguyện ảnh hưởng đến điều gì trong đời sống bạn? Chúa có đang sử dụng lời cầu nguyện để thay đổi bạn không? Khi lời cầu nguyện thay đổi bạn, Chúa sẽ sử dụng bạn để gây ảnh hưởng đến người khác cách mạnh mẽ.

Đấy là những điều chính tôi đã từng trải nghiệm. Khi Chúa bắt đầu mang lại sự thay đổi sâu sắc trong cuộc đời tôi thông qua lời cầu nguyện, Ngài bắt đầu sử dụng tôi theo cách tốt hơn trong nước và thế giới. Thêm vào đó, hội thánh của tôi cũng bắt đầu được ảnh hưởng đáng kể.

Khi Chúa Giê-su đưa đến sự thay đổi trong chúng ta, Ngài cũng sẽ tạo ra sự thay đổi thông qua chúng ta. Sự ảnh hưởng của Ngài trên chúng ta càng lớn thì sự ảnh hưởng của chúng ta trên người khác càng lớn hơn.

Hãy nhớ điều chúng ta đã học trước đó trong sách này: lời cầu nguyện hiệu quả xảy ra khi bạn nói chuyện với Chúa và lắng nghe những gì Chúa đang phán với bạn. Điều chính yếu trong cuộc sống của bạn là bạn gặp Chúa trước tiên mỗi ngày. Khi bạn cầu nguyện, điều đó chứng tỏ bạn phụ thuộc vào Chúa trong cuộc đời bạn. Khi bạn không cầu nguyện, điều đó chứng tỏ bạn đang cậy sức riêng của mình. Đức Chúa Trời muốn dùng sự cầu nguyện để ảnh hưởng đến đời sống của bạn.

Khi sự cầu nguyện chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống của bạn, bạn sẽ có những ảnh hưởng tốt đến người khác. Một trong những đoạn Kinh Thánh cho thấy giá trị của việc ảnh hưởng trên người khác thông qua lời cầu nguyện được tìm thấy trong Công vụ 16:25-34:

Lối nửa đêm, Phao-lô và Si-la đương cầu nguyện, hát ngợi khen Đức Chúa Trời; và những tù phạm đều nghe. Thình lình, có cơn động đất rất lớn, đến nỗi nền ngục rúng động; cùng một lúc, các cửa mở ra, xiềng tù phạm thảy đều tháo cả. Người đề lao giựt mình thức dậy, thấy các cửa ngục đều mở, tưởng tù đã trốn hết, bèn rút gươm, toan giết mình. Nhưng Phao-lô kêu người lớn tiếng rằng: Chớ làm hại mình: Chúng ta đều còn cả đây. Người đề lao bèn kêu lấy đèn, chạy lại, run sợ lắm, gieo mình nơi chân Phao-lô và Si-la. Đoạn, đưa hai người ra ngoài, mà hỏi rằng: Các chúa ơi, tôi phải làm chi cho được cứu rỗi? Hai người trả lời rằng: Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Hai người truyền đạo Đức Chúa Trời cho người, và cho những kẻ ở nhà người nữa. Trong ban đêm, chính giờ đó, người đề lao đem hai người ra rửa các thương tích cho; rồi tức thì người và mọi kẻ thuộc về mình đều chịu phép báp-têm. Đoạn, người đề lao mời hai người lên nhà mình, đặt bàn, và người với cả nhà mình đều mừng rỡ vì đã tin Đức Chúa Trời.

Hai người của Chúa trong phân đoạn này là Phao-lô và Si-la. Trước khi Phao-lô cải đạo, công việc của ông là bắt bớ các Cơ Đốc nhân. Sau khi cải đạo sang Cơ Đốc giáo, Phao-lô đã từ bỏ cuộc đời mình để hoàn thành sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là rao giảng phúc âm cho thế giới.

Phao-lô và Si-la đang thi hành mục vụ tại thành phố Phi-líp. Trên đường cầu nguyện, họ đã có niềm vui khi chinh phục được Ly-đi và toàn bộ gia đình bà cho Chúa Giê-su Christ. Sau khi dẫn Ly-đi đến với Đấng Christ, họ tình cờ gặp một cô gái trẻ bị Sa-tan điều khiển. Họ chống lại linh ma quỷ này trong danh của Chúa Giê-su, và thông qua chiến trận cầu nguyện, cô gái được giải cứu. Một lần nữa, trong khi họ đang trên đường cầu nguyện và Đức Chúa Trời sử dụng họ một cách đáng kể.

Khi Phao-lô và Si-la cứu thoát cô gái này, những kẻ thù của Đức Chúa Trời trở nên tức giận với họ. Các nhà lãnh đạo thành phố đã bắt giữ, lột trần và đánh họ nhiều lần bằng roi. Họ bị ném vào tù và phải ở dưới sự canh gác nghiêm ngặt. Họ bị đưa vào ngục tối và chân bị tra vào cùm gắn với tường của nhà tù. Tất cả những điều này xảy ra trong khi Phao-lô và Si-la đang trên đường đi cầu nguyện. Chúa đã sử dụng họ một cách tuyệt vời, nhưng họ phải trả một giá đắt.

Phao-lô và Si-la là những người có sức ảnh hưởng vì họ là những người cầu nguyện. Họ đã nêu gương kết ước cầu nguyện sâu sắc, ngay cả khi đang ở giữa sự bắt bớ. Hai người này đã ảnh hưởng tích cực ở mọi nơi họ đến, kể cả nhà tù.

Nền văn hóa Mỹ cần thấy những người nam, người nữ, thanh thiếu niên, và trẻ em có sức ảnh hưởng lớn. Cũng giống như lời cầu nguyện đã khiến Phao-lô và Si-la trở thành người có tầm ảnh hưởng, lời cầu nguyện sẽ khiến bạn trở thành một người có tầm ảnh hưởng lớn lao. Vâng, cái giá phải trả khá cao, nhưng phần thưởng lại rất lớn. Dù bạn có là lãnh đạo công ty, người lao động chân tay, sinh viên đại học, chính trị gia, luật sư, bác sĩ hay bà nội trợ, Chúa muốn bạn trở thành một người có tầm ảnh hưởng lớn.

Sức ảnh hưởng của bạn trên người khác sẽ không bao giờ lớn hơn đời sống cầu nguyện của bạn. Bất cứ ai cũng có thể đi theo đám đông. Nhưng bạn cần phải sẵn sàng đứng về phía Chúa. Lòng tin kính Chúa của bạn thường được quyết định bởi sức mạnh từ đời sống cầu nguyện. Bạn có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của người khác thông qua những lời cầu nguyện của bạn.

Đây là lý do tại sao bạn cần lên kế hoạch cầu nguyện. Như tôi từng 258 | SỰ CẦU NGUYỆN

nói trước đó, nếu bạn không có kế hoạch cầu nguyện thì bạn sẽ không cầu nguyện. Đức Chúa Trời muốn dấy lên hàng triệu Cơ Đốc nhân là những người cầu thay tuyệt vời và là những chiến binh có thể ảnh hưởng đến người khác.

Cầu Nguyện Ảnh Hưởng Đến Con Người

Phao-lô và Si-la bị đánh đập vì tình yêu cho Đấng Christ. Họ đã bị nhốt vào trong ngục tối. Kinh Thánh nói rằng họ bị canh giữ nghiêm ngặt. Tôi tin chắc rằng Phao-lô và Si-la không muốn bị ở tù. Giống như hầu hết mọi người, tôi chắc chắn họ không thích trải nghiệm đau đớn. Tuy nhiên, vào lúc nửa đêm, Phao-lô và Si-la bắt đầu cầu nguyện và hát ngợi khen Chúa. Sự thờ phượng Chúa của Phao-lô và Si-la ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn gây ấn tượng với những tù nhân và đặc biệt là viên cai ngục, người sau này đã đến với Đấng Christ. Trên thực tế, không chỉ người cai ngục tiếp nhận Chúa mà cả gia đình của ông nữa.

Một trong những nhà truyền giáo vĩ đại nhất từng sống là mục sư Charles Haddon Spurgeon. Khi ông làm mục sư ở London vào cuối những năm 1800, ông thường giảng cho các đám đông hàng chục nghìn người. Spurgeon là một người cầu nguyện vĩ đại. Bài giảng của ông cho phân đoạn nói về Phao-lô và Si-la được gọi là “Bài Ca Của Đêm.” Ông nói rằng những lời khen ngợi và lời cầu nguyện của Phao-lô và Si-la là những bài hát trong đêm chỉ có thể đến từ Chúa, không phải từ con người.

Đúng vậy. Lòng Phao-lô và Si-la hiển nhiên không mong muốn phải ở trong tù, và chắc chắn họ cũng chẳng muốn hát và cầu nguyện lúc nửa đêm. Họ đã bám chặt lấy Chúa, Chúa ơi, chúng con đang cố gắng phục vụ Ngài, và hãy xem chúng con – chúng con thậm chí không nhúc nhích được. Họ đánh chúng con và muốn giết hại chúng con. Nếu Ngài yêu chúng con, Ngài sẽ không để chúng con phải trải qua sự bắt bớ này. Tuy nhiên, Phao-lô và Si-la đã không cầu nguyện như vậy. Những lời cầu nguyện của họ đến từ năng lượng thiêng liêng bên trong họ- Chúa Thánh Linh. Khi họ cầu nguyện, Thánh Linh của Đức Chúa Trời giáng trên khắp nhà tù đó. Lời cầu nguyện của họ đã ảnh hưởng đến mọi người.

Làm sao họ có thể cầu nguyện như thế trong hoàn cảnh bất lợi như vậy? Phao-lô và Si-la là những người yêu mến Chúa Giê-su hơn cả yêu thương bản thân. Họ đã kinh nghiệm quyền năng biến đổi của Thiên Chúa trong đời. Họ biết như thế nào là bị lạc mất thuộc linh và được ân điển của Đức Chúa Trời cứu vớt. Họ biết như thế nào là tội lỗi được tha thứ và trải nghiệm lời hứa về thiên đàng. Họ coi đau khổ vì Chúa là niềm vui. Điều này xảy ra bởi vì họ là những người cầu nguyện.

Khi mọi người cầu nguyện, Chúa đụng chạm đến cuộc đời họ. Ảnh hưởng của những con người sự cầu nguyện này tiếp tục lan tỏa đến cuộc đời của những người khác.

Khi bạn đối mặt với nghịch cảnh trong đời, bạn có cầu nguyện không? Bạn phản ứng như thế nào? Lời cầu nguyện là phản ứng đầu tiên hay cuối cùng khi mọi thứ dường như vượt khỏi tầm kiểm soát? Bạn có cầu nguyện khi mọi người chế giễu đức tin không? Lời cầu nguyện sẽ giúp bạn đứng vững trong Chúa. Bạn có thể đứng vững hay không sẽ được quyết định bởi sức mạnh của những lời cầu nguyện của bạn. Hãy cầu nguyện nghiêm túc và ảnh hưởng đến người khác. Chúa muốn sử dụng bạn tối đa cho Ngài, vì vậy hãy trở thành một người kết ước cầu nguyện. Lời cầu nguyện ảnh hưởng đến mọi người!

Cầu Nguyện Ảnh Hưởng Đến Hoàn Cảnh

Khi Phao-lô và Si-la cầu nguyện, Đức Chúa Trời bắt đầu hành động trong hoàn cảnh của họ. Chúng ta không biết họ đang cầu nguyện về điều gì, nhưng chúng ta biết Chúa hành động khi họ cầu nguyện. Kinh Thánh chép rằng nhà tù đã bị rung chuyển bởi Chúa. Một trận động đất làm rung chuyển mặt đất và mở tung các cửa nhà tù. Ngay cả xiềng xích của họ cũng bị nới lỏng bởi quyền năng của Đức Chúa Trời. Cai ngục thức 260 | SỰ CẦU NGUYỆN

tỉnh trước sự kiện siêu nhiên này và tự nhủ tù nhân đã bỏ đi. Người cai ngục muốn tự sát vì biết mình sẽ bị giết nếu tù nhân bỏ trốn dưới sự giám sát của mình. Khi Phao-lô thấy những gì viên cai ngục sắp làm, ông kêu người đó dừng lại vì không có ai bỏ trốn hết.

Quan trọng là bạn phải nhớ rằng Đức Chúa Trời tể trị mọi thứ. Ngài tể trị trên mọi tình huống. Không có gì xảy ra trong cuộc đời bạn mà không có mục đích. Khi bạn cầu nguyện, bạn đặt mình vào vị trí có thể thấy được những gì Chúa đang làm trong bạn. Khi bạn cầu nguyện, Chúa sẽ thay đổi bạn. Có thể Ngài sẽ chọn thay đổi hoàn cảnh của bạn. Ngài có thể hành động một cách kỳ diệu.

Có điều gì quá khó với Chúa không? Tuyệt đối không! Cầu nguyện có thể thay đổi cuộc hôn nhân của bạn ngay cả khi cuộc hôn nhân đó dường như vô vọng. Cầu nguyện có thể thay đổi những gì đang xảy ra ở nơi làm việc của bạn ngay cả khi sếp của bạn hành xử sai trái. Lời cầu nguyện có thể thay đổi con bạn ngay cả khi cháu đang chạy trốn khỏi Chúa và chống đối bạn. Cầu nguyện có thể thay đổi chẩn đoán của bác sĩ ngay cả khi chúng ta đang gần đất xa trời. Vâng, Chúa đáp lời người nhờ cậy Ngài qua lời cầu nguyện. Đức Chúa Trời có quyền năng thay đổi hoàn cảnh của bạn thông qua lời cầu nguyện.

Bạn đã bao giờ nhìn lại và ước mình có thể thay đổi một số điều trong cuộc đời của bạn không? Bạn có thể nhìn thấy rõ ràng những điều đã từng xảy ra. Tuy nhiên, chỉ có Chúa mới có thể nhìn thấy rõ tương lai. Cầu nguyện giúp bạn nhìn thấy những gì Chúa đang thấy ở trong hoàn cảnh của bạn.

Bạn không vô vọng. Hoàn cảnh của bạn không hề vô vọng. Chúa có thể thay đổi bạn và hoàn cảnh của bạn thông qua lời cầu nguyện.

Quan trọng là bạn phải nhớ rằng Đức Chúa Trời tể trị mọi thứ. Ngài tể trị trên mọi tình huống. Không có gì xảy ra trong cuộc đời bạn mà không có mục đích. 

Cầu Nguyện Thay Đổi Đời Đời

Giữa cảnh hỗn loạn trong tù, viên cai ngục xông vào phòng giam của Phao-lô và Si-la và hỏi họ làm thế nào mình có thể được cứu. Rõ ràng cuộc đời của họ đã là một bằng chứng mạnh mẽ cho ông. Có lẽ trước đây họ đã làm chứng trước khi ông ngủ thiếp đi. Hẳn là viên cai ngục đã nghe thấy họ cầu nguyện và ngợi khen Chúa trong khi đang chịu sự tra tấn bất công. Khi ông nhìn thấy Phao-lô và Si-la có thể rời khỏi phòng giam nhưng họ đã chọn không làm như vậy, ông rất ngạc nhiên vì hành động này.

Tôi tin rằng lời chứng của các tín hữu sẽ có giá trị rất nhiều nếu chúng ta bày tỏ một lời chứng tích cực cho Đấng Christ trong hoàn cảnh khó khăn. Thay vì than vãn, chúng ta cần làm chứng về sự vĩ đại của Đức Chúa Trời ngay cả trong khó khăn. Lời cầu nguyện hiệu quả sẽ đem đến một lời chứng kết quả.

Người cai ngục này muốn biết về Chúa Giê-su mà Phao-lô và Si-la đã biết. Phao-lô nói với ông rằng nếu ông muốn được cứu thì ông phải tin Chúa Giê-su Christ là sự cứu rỗi duy nhất. Phao-lô không bảo ông phải đi đến nhà thờ. Phao-lô không bảo ông phải sống tốt. Phao-lô không bảo ông phải đi làm phép báp-têm. Phao-lô chỉ bảo ông một điều đơn giản: tin Chúa Giê-su Christ thì sẽ được cứu.

Để có đức tin nơi Chúa Giê-su Christ, bạn phải đặt niềm tin nơi Chúa. Bạn phải từ bỏ chính mình bằng cách không cậy sức riêng của mình. Chỉ có Chúa Giê-su mới có quyền năng tha thứ tội lỗi. Chỉ có Chúa Giê-su mới có quyền ban cho bạn sự sống đời đời. Bạn không thể tự cứu mình. Chỉ có Chúa Giê-su mới có thể cứu bạn khỏi tội lỗi và ban cho bạn món quà sự sống đời đời.

Người cai ngục này đã dâng cuộc đời mình cho Chúa Giê-su Christ. Đức Chúa Trời đã sử dụng ông để đưa gia đình đến với Chúa Giê-su Christ. Cả gia đình đã được báp-têm để minh hoạ cho đời sống mới họ nhận được trong Chúa. Cuộc đời của viên quản ngục và các thành viên trong gia đình của ông đã được biến đổi bởi ân điển của Chúa.

Lời cầu nguyện đã thay đổi viễn cảnh đời đời của những người này. Lời cầu nguyện của Phao-lô và Si-la khiến họ chú ý. Quyền năng của Đức Chúa Trời giáng trên họ đưa đến việc người cai ngục và gia đình ông tin cậy nơi Chúa Giê-su Christ và tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài. Lời cầu nguyện của Phao-lô và Si-la với Đức Chúa Trời đã thay đổi cuộc đời họ và có giá trị đời đời.

Nếu bạn rơi vào một thời điểm trong cuộc sống và không biết chắc về số mệnh đời đời của bạn, hãy biết rằng lời cầu nguyện có thể thay đổi sự đời đời đó. Nếu bạn muốn giải quyết số phận đời đời của mình ngay bây giờ thì bạn hãy đặt niềm tin nơi Chúa Giê-su Christ. Chỉ một mình Ngài ban cho sự cứu rỗi. Bạn có kêu cầu Ngài ngay bây giờ trong lời cầu nguyện không? Hãy xem lời cầu nguyện dưới đây. Hãy nói với Chúa ngay bây giờ và đặt niềm tin của bạn nơi Đấng Christ cho sự cứu rỗi. Hãy thật lòng nói những lời này với Chúa. Tôi tin Đức Chúa Trời sẽ đáp lời bạn và Chúa Giê-su Christ sẽ bước vào cuộc đời bạn, lấy đi tội lỗi, và trao cho bạn thiên đường khi bạn qua đời.

Hãy cầu nguyện những lời này ngay lúc này:

Lạy Chúa Giê-su, con biết con là kẻ có tội. Con biết rằng con mắc sai lầm mỗi ngày trong cuộc sống. Con tin rằng Ngài đã chết cho tội lỗi của con. Con tin Ngài đã chết thay cho con. Con tin Chúa đã sống lại từ cõi chết vì con. Con muốn quay lưng lại với tội lỗi ngay bây giờ và hướng về Chúa. Con đặt đức tin nơi Chúa Giê-su Christ và chỉ một mình Ngài. Con xin mở lòng và tiếp Ngài vào cuộc đời con ngay bây giờ. Con xin dâng trọn cuộc đời con cho Ngài. Xin hãy cứu con ngay bây giờ. Xin hãy cất đi tội lỗi của con. Xin hãy ban cho con thiên đàng khi con qua đời. Ôi Chúa ơi, con tạ ơn Ngài đã cứu con. Cảm ơn Chúa Giê-su đã bước vào cuộc đời con. Cảm ơn Chúa đã cất đi tội lỗi của con. Cảm ơn Chúa đã cho con sự sống đời đời. A-men.

Bạn đã nói lời cầu nguyện này và đặt tất cả đức tin và sự tin cậy nơi Chúa Giê-su Christ và chỉ một mình Ngài cho sự cứu rỗi của bạn chưa? Hãy làm ngay bây giờ nếu bạn chưa làm điều này.

Khi tôi mười lăm tuổi, Chúa Giê-su Christ bước vào cuộc đời tôi trong hội thánh nhỏ mà tôi đã kể với bạn trước đó. Bạn thấy đấy, trong nhà thờ nhỏ đó, Chúa đã làm một việc lớn trong tôi và Ngài vẫn đang làm việc trong tôi. Ngài vẫn đang thay đổi tôi cho đến ngày nay. Hãy để Chúa Giê- su bước vào cuộc đời của bạn ngay bây giờ.

Cầu nguyện thay đổi con người. Cầu nguyện thay đổi hoàn cảnh. Cầu nguyện thay đổi đời đời. Cầu nguyện ảnh hưởng rất lớn.

Hãy Cứ Làm Đi!

Bạn không thể nói: “Tôi không biết cách cầu nguyện.” Cuốn sách này đã dạy bạn những nguyên tắc cơ bản về cách cầu nguyện. Dù bạn đang ở mức độ cầu nguyện nào, nếu bạn chịu khó học hỏi, thì chắc chắn bạn đã học được một điều gì đó có thể thêm vào đời sống cầu nguyện của bạn. Bạn không thể nguỵ biện là bạn không biết phải làm gì để tương giao với Chúa. Tôi có đính kèm trong phần phụ lục chi tiết để lập sổ tay cầu nguyện cá nhân để bạn sử dụng hàng ngày.

Hãy bắt đầu cầu nguyện.

Đừng viện cớ để tránh né việc cầu nguyện nữa. Bây giờ là lúc để thực hành những điều bạn đã học về sự cầu nguyện.

Bản Dịch Việt Ngữ: Mục Vụ Cầu Nguyện Phấn Hưng

Thư Viện Tin Lành (2024)
www.thuvientinlanh.org

©2012-2023 by Thư Viện Tin Lành

Scroll to top